DMCA.com Protection Status

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Bà bầu ăn mướp đắng: Lợi hay hại?

Với một hương vị rất đặc trưng, mướp đắng không chỉ là thực phẩm được ưa chuộng mà còn được sử dụng rộng rãi khắp vùng Đông Nam Á như một vị thuốc. Nhưng với các bà bầu ăn mướp đắng có phải là món ăn tuyệt hảo? Cùng cân đo lợi hại khi sử dụng loại quả này nào!

ba-bau-an-muop-dang

Mướp đắng có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn


1. Lợi ích của mướp đắng


ba-bau-an-muop-dang-1

– Thành phần folate cao: Là một trong những chất dinh dưỡng cực kỳ quan trong trong thai kỳ, folate có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi. Mướp đắng chứa hàm lượng folate khá cao, chiếm 25% nhu cầu folate mỗi ngày của mẹ bầu.

– Ngăn ngừa táo bón và trĩ: Khi mang thai, không ít thì nhiều, mẹ bầu phải “gánh” những khó chịu do táo bón và trĩ mang lại. Là một loại rau củ, lượng chất xơ dồi dào trong mướp đắng đủ để đáp ứng nhu cầu và giúp mẹ giảm bớt những nỗi lo về 2 triệu chứng khó chịu này.

– Hạn chế tiểu đường thai kỳ: Mướp đắng chứa charatin, khoáng chất có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường hiệu quả. Không chỉ đối với tiểu đường thai kỳ, những người bị tiểu đường mãn tính cùng được khuyên nên thêm mướp đắng vào thực đơn của mình để ổn định đường huyết.

ba-bau-an-muop-dang-2

– Tăng cường hệ miễn dịch: Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy yếu, dễ trở thành đối tượng tấn công của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Bổ sung vitamin C khi mang thai giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương của cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng khả năng hấp thụ sắt và canxi hiệu quả. Chứa nhiều vitamin C, mướp đắng đáp ứng 50% nhu cầu vitamin C mỗi ngày của bà bầu.

– Giá trị dinh dưỡng cao: Ngoài các dưỡng chất trên, mướp đắng còn có rất nhiều vitamin và khoáng chất khác. Kẽm, mangan, kali, sắt tất cả đều là các loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho mẹ và bé trong thời gian này.
Bổ sung viatmin là điều kiện tiên quyết giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý liều lượng khi bổ sung vitamin. Thừa hoặc thiếu vitamin đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

2. Và những cái hại…


ba-bau-an-muop-dang-3

Tuy mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng nếu có ý định ăn mướp đắng khi mang thai, mẹ bầu nên hết sức cẩn thận. Những “tác dụng phụ” kèm theo cũng không nhỏ đâu nhé!

– Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Theo nghiên cứu, việc ăn quá nhiều mướp đắng là nguyên nhân gây nên các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, ợ nóng… Toàn những triệu chứng khiến mẹ bầu phải “nhíu mày” khi nghe thấy tên.

ba-bau-an-muop-dang-4

– Gây ngộ độc: Mướp đắng có các thành phần gây ngộ độc cao như quinine, saponic glycosides và morodicine. Khi thấm vào cơ thể, các chất này gây có thể gây các triệu chứng ngộ độc như nôn ói, mờ mắt, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy… Ngoài ra, trong hạt mướp đắng có chứa vicine, độc tính có khả năng gây nhức đầu, đau thắt bụng, thậm chí dẫn gây hôn mê đối với những mẹ bầu nhạy cảm.

– Nguy cơ sảy thai, sinh non: Ăn mướp đắng khi mang thai cũng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung, có thể dẫn đến việc sinh con trước thời hạn.

Mẹ bầu không cần cố gắng thêm mướp đắng vào thực đơn của mình, nhất là khi chưa từng thử loại thực phẩm này. Những người lần đầu ăn mướp đắng có thể gặp phải những triệu chứng không mong muốn như đau bụng, đau dạ dày… Có rất nhiều thực phẩm khác vừa an toàn vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng mà mẹ có thể dùng để thay mướp đắng trong thai kỳ.

Trang chủ : Blog Bà Bầu

Bà bầu ăn rau cải được không?

Bà bầu ăn rau cải được không là thắc mắc của rất nhiều người. Có ý kiến cho rằng, bà bầu ăn rau cải sẽ cung cấp những dưỡng chất thiết yếu trong suốt thai kì.


ba-bau-an-rau-cai-duoc-khong

Bà bầu ăn rau cải được không?


ba-bau-an-rau-cai-duoc-khong-1

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần dinh dưỡng trong rau cải cũng khá cao, đặc biệt là thành phần diệp hoàng tố và vitamin K. Ngoài ra, cải xanh còn có rất nhiều vitamin A, B, C, D, chất caroten, anbumin, a-xit nicotic... và là một trong những loại rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên mọi người nên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

Bà bầu ăn rau cải được không là thắc mắc của rất nhiều người.


ba-bau-an-rau-cai-duoc-khong-2

Rau cải là một thức ăn phổ biến trong mỗi gia đình và cũng là món dễ ăn cho các bà bầu. Trong quá trình mang thai, nhiều bà bầu đặt ra câu hỏi: “Bà bầu ăn rau cải được không?”. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn rau cải, bởi rau cải có thể cung cấp những dưỡng chất thiết yếu, chữa một số bệnh thông thường mà bà bầu không ngờ tới.

Công dụng của rau cải đối với bà bầu


ba-bau-an-rau-cai-duoc-khong-3

Thanh nhiệt: Rau cải có tác dụng thanh nhiệt rất tốt, nhất là vào mùa nóng, có thể nấu lên lấy nước để uống có tác dụng thanh nhiệt.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa và táo bón: Rau cải xanh chứa hàm lượng chất xơ rất lớn, chất nhầy. Chất nhầy sẽ hỗ trợ nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, chất xơ giúp bạn ngăn ngừa táo bón.

Tăng sức đề kháng: Trong rau cải có chứa nhiều vitamin C, làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Chú ý khi bà bầu ăn rau cải xanh


Rau cải xanh có chứa nhiều vitamin C nên khi nấu bạn cần phải đậy nắp và khi sôi chín tới thì bắc ra ngay. Tốt nhất nên ăn lẩu, khi nước sôi bạn nhúng rau vào và lấy ra luôn. Bằng cách này có thể diệt được ký sinh trùng bám trên rau, không hủy hoại vitamin C.

Trang chủ : Blog Bà Bầu

ĂN RAU DỀN GIÚP MẸ BẦU DỄ SINH HƠN

Rau dền là loại rau ít sâu bệnh, dễ trồng và chăm sóc, có tính mát nên rất được ưa chuộng trong mùa hè. Không những thế, rau dền còn có một số tác dụng đặc biệt như chữa mụn nhọt, giúp mẹ bầu dễ sinh, chữa hậu sản… 


rau-den-doi-voi-ba-bau

Dưới đây Bibo Mart xin chia sẻ 7 tác dụng cực kỳ tốt của rau dền đối với mẹ bầu.



1. Giàu dinh dưỡng



rau-den-doi-voi-ba-bau-1

Rau dền chứa nhiều protid, glucid, vitamin và chất khoáng. Hàm lượng vitamin A rất cao cộng thêm các vitamin B(1, 6, 12), C, PP. Đặc biệt hàm lượng lysin trong rau dền cao hơn cả lúa, mì, đậu nành và bắp vàng. Chất beta – caroten trong rau dền cao giúp mẹ bầu nâng cao khả năng miễn dịch. Điều quan trọng là trong rau dền không chứa acid oxalic, do vậy canxi và sắt trong rau dền sau khi đi vào cơ thể rất dễ được tận dụng và hấp thụ nên rất tốt cho phụ nữ mang thai.


2. Chữa mụn nhọt


Nhiều mẹ bầu tỏ ra buồn phiền vì tình trạng mụn nhọt trong suốt thai kì, khiến họ mất tự tin khi giao tiếp rất nhiều. Vì thế, hãy “đánh bay” mụn nhọt với rau dền nhé.

Các mẹ làm như sau: Dùng 20g rau dền đỏ, 20g bồ công anh, 16g kim ngân hoa và 16g cam thảo đất 16g. Hoặc đơn giản nhất là mẹ có thể chỉ dùng rau dền thôi cũng được. Đem rửa sạch tất cả và giã nát, sau đó đắp hỗn hợp đó lên mặt. Cuối cùng là nằm thư giãn trước khi rửa lại mặt với nước lạnh. Bạn sẽ thấy hiệu quả không ngờ đấy.

3. Trị táo bón



rau-den-doi-voi-ba-bau-2

Chắc hẳn không ít mẹ bầu phải khổ sở với chứng táo bón? Hãy khắc phục những khó chịu đó bằng mẹo thuốc đơn giản và hiệu quả từ rau dền : Lấy 250g rau dền, đem rửa thật sạch và luộc sôi chừng 3 phút. Sau đó vớt rau ra và trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen rồi ăn với cơm. Mẹo thuốc này cũng giúp giảm nhức đầu, chóng mặt, nóng phừng mặt và huyết áp cao nữa đấy!

4. Bổ sung canxi cho mẹ và bé


Canxi là loại khoáng chất cần được đặc biệt chú ý trong thời gian người mẹ mang thai. Khi canxi không được cung cấp đầy đủ, thai tăng trưởng sẽ sử dụng canxi trong xương của người mẹ, mà mẹ cũng rất cần chất này để có đủ sức khỏe sinh nở và chăm sóc con sau này. Vì thế, việc cung cấp đủ nhu cầu canxi trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng, giúp tạo thành và phát triển bộ xương thai nhi và đảm bảo toàn vẹn bộ xương cho mẹ.

Hàm lượng chất sắt, canxi trong rau dền cao hơn nhiều so với rau bó xôi. Điều quan trọng là trong rau dền không chứa acid oxalic, do vậy canxi và sắt trong rau dền sau khi đi vào cơ thể rất dễ được tận dụng và hấp thụ nên rất tốt cho phụ nữ mang thai.

5. Giải nhiệt



rau-den-doi-voi-ba-bau-3

Vào mùa hè, thời tiết chuyển sang oi bức khiến các bà bầu cảm thấy thật khó chịu vì nhiệt độ cơ thể của họ thường xuyên cao hơn. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, các bà bầu nên ăn những đồ mát và có tác dụng giải nhiệt.

Trong trường hợp này, rau dền là một gợi ý tuyệt vời, bởi nó có tính mát, công dụng thanh nhiệt rất tốt. Vì vậy, vào những ngày hè nóng bức, mẹ bầu nên bổ sung thêm một bát canh rau dền vào bữa ăn hàng ngày nhé!

6. Giúp dễ sinh



rau-den-doi-voi-ba-bau-4

Sản phụ trước sinh một ngày hoặc vỡ ối mà sinh khó, không có thuốc giục thì không gì giúp dễ sinh bằng uống nước cốt 100gr rau dền gai (trắng, đỏ) nấu với 100ml nước, bỏ bã, uống khi còn ấm.

Ngoài ra, rau dền còn có tác dụng chữa hậu sản như sau: Lá dền tía 50g, rửa sạch thái lát, nấu bỏ bã lấy nước rồi thêm gạo nếp nấu thành cháo và ăn trong ngày.

7. Chữa hậu sản


Với những mẹ bị hậu sản mẹ có thể lấy lá dền tía 50g, rửa sạch thái lát, nấu bỏ bã lấy nước rồi thêm gạo nếp nấu thành cháo và ăn trong ngày.

Trang chủ : Blog Bà Bầu

Bà bầu có nên ăn rau ngót không?

Bà bầu có nên ăn rau ngót không, đây hẳn là nỗi băn khoăn của rất nhiều bà mẹ bởi có rất nhiều lời truyền miệng rằng rau ngót dẫn đến sảy thai, sinh non. Cùng Ăn ngon 3 miền tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nhé!


ba-bau-co-nen-an-rau-ngot-khong

Mang thai đồng nghĩa với việc bà bầu phải rất cẩn thận trong mọi sinh hoạt hàng ngày, trong đó có chế độ dinh dưỡng, để có một sức khỏe tốt để nuôi dưỡng thai nhi. Một số thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao nhưng lại được khuyến cáo rằng không dùng cho bà bầu. Vậy rau ngót có phải một trong những số ấy không?

Bà bầu có nên ăn rau ngót không? Giá trị dinh dưỡng của rau ngót.


ba-bau-co-nen-an-rau-ngot-khong-1

Rau ngót là 1 trong những loại rau chứa nhiều dinh dưỡng. Theo một số nghiên cứu: trong 100g rau ngót có chứa 5,3g đạm, 3,4g tinh bột, 169 mg canxi, 2,7mg sắt, 64,5mg Phốt pho, 6mcg Carotin, 185mg Vitamin C, 2,2g Vitamin PP, 100mcg Vitamin B1,400mcg Vitamin B2… Các chất này rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của bé.


Vitamin


Rau ngót rất giàu vitamin A và C, chúng có vai trò quan trọng trong sản xuất collagen (giúp da căng, khỏe), vận chuyển chất béo và điều chỉnh nồng độ cholesterol trong cơ thể. Vitamin A giúp bé phát triển thị giác, trong khi vitamin C có tác dụng lớn trong việc phục hồi sức khỏe của bà bầu sau sinh. Trong khi đó vitamin nhóm B lại có tác dụng rất lớn đối với sự hình thành và phát triển của thai kì.


Sắt


ba-bau-co-nen-an-rau-ngot-khong-2

Khoáng chất này có vai trò tạo hemoglobin, vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Thiếu sắt trong giai đoạn mang bầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi. Lúc này thai rất dễ bị dị tật, đẻ non. Mẹ bầu thiếu máu có thể dẫn tới các trường hợp như sảy thai, băng huyết sau sinh,… Lượng sắt khá dồi dào trong rau ngót cũng là một nguồn thực phẩm bổ sung máu không tồi giúp mẹ.


Canxi, Photpho


ba-bau-co-nen-an-rau-ngot-khong-3

Thiếu sắt có thể gây chuột rút, tiền sản giật ở mẹ bầu. Vậy bà bầu có nên ăn rau ngót?
Hai chất này đều được tìm thấy nhiều trong xương, tác dụng của chúng là giúp bà bầu chống đỡ được trọng lượng cơ thể nặng nề khi mang thai, đồng thời làm giảm tỷ lệ bị co cơ, chuột rút, tiền sản giật,… ở người mẹ.

Một số công dụng của rau ngót


Thanh nhiệt giải độc


ba-bau-co-nen-an-rau-ngot-khong-4

Trong đông y, rau ngót là một vị thuốc có vị ngọt, tính bình, rất thích hợp khi chữa các bệnh ốm, sốt, ho,…

Ngăn ngừa táo bón, các bệnh đường tiêu hóa:

Bà bầu có nên ăn rau ngót? Chứa nhiều chất xơ, rau ngót có khả năng giảm nguy cơ táo bón, hay một số chứng bệnh hay gặp về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu,…

Giảm đau

Hoạt chất papaverin trong rau ngót có khả năng chống co thắt cơ trơn, làm giảm các triệu chứng đau thắt.

Hỗ trợ điều trị và ngăn chặn tiểu đường

Insulin có trong rau ngót rau khi đi vào cơ thể sẽ làm giảm khả năng hấp thụ đường trong thành ruột, từ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường.

Trang chủ : Blog Bà Bầu

BÀ BẦU 3 THÁNG ĐẦU CÓ NÊN ĂN HẢI SẢN

Chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu đòi hỏi các mẹ phải hết sức cẩn thận và đặc biệt chú ý không chỉ từ đi đứng, vận động nhẹ nhàng, tránh bị cảm sốt, đối phó với những cơn nghén... mà một điều khá quan trọng đó là chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Nói đến việc ăn uống, có lẽ câu hỏi "BÀ BẦU 3 THÁNG ĐẦU CÓ NÊN ĂN HẢI SẢN KHÔNG?" là câu hỏi chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu khá nhiều mẹ thắc mắc và hoang mang nhất. 


ba-bau-3-thang-dau-co-nen-an-hai-san-khong

Hãy cùng Green Field Spa tìm hiểu về vấn đề này nhé!


Cách ăn hải sản hợp lý đối với bà bầu


ba-bau-3-thang-dau-co-nen-an-hai-san-khong-1

  • Bà bầu nên tránh những loại cá biển (chứa nhiều thủy ngân) như cá mập, cá kiếm, cá ngừ… Cá hồi có lượng thủy ngân thấp nên bạn vẫn có thể sử dụng (khoảng 1 bữa/tuần).
  • Không ăn cá sống, gỏi cá, món sushi… Các loại cá chưa được nấu chín dễ bị nhiễm khuẩn E.coli và sán nên có thể gây ngộ độc. Chỉ nên sử dụng những loại cá tươi và nấu chín kỹ trước khi sử dụng. Không nên ăn quá 350g cá/tuần (chia đều khoảng 3 bữa cá, mỗi bữa khoảng 100g).
  • Bạn có thể ăn luân phiên với các loại thủy hải sản khác như tôm, cua, trai, hến, ốc, sò… Một số loại thủy, hải sản giàu chất sắt, phòng chứng thiếu máu ở bà bầu: sò, tôm, cá mòi, trai…
  • Bà bầu không nên ăn nội tạng cá hay các loại dầu gan cá vì chúng chứa rất nhiều vitamin A. Một lượng lớn vitamin A từ cơ thể người mẹ có thể gây hại cho em bé.
  • Vì cá (tôm, cua…) cũng rất giàu chất đạm, bạn nên cân bằng hợp lý nguồn dinh dưỡng này với các loại thực phẩm khác như thịt gia súc, gia cầm. Nếu bữa cơm đã có món cá (tôm, cua…) thì bạn nên cắt giảm các món chứa thịt.

Những loại hải sản thích hợp với bà bầu


ba-bau-3-thang-dau-co-nen-an-hai-san-khong-2

Và dưới đây là danh sách loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp, tốt và an toàn cho sức khỏe của con người. Theo đó, bà bầu vẫn có thể sử dụng đa dạng các nhóm thực phẩm để đảm bảo thai nhi phát triển tốt, đồng thời tránh được những nỗi lo mập mờ, vô căn cứ về hải sản nói chung.
  • Cá hồi Alaska hoang dã
  • Cá rô phi
  • Cá đù Đại Tây Dương
  • Cá đối
  • Sò điệp
  • Hàu
  • Mực
  • Cua rang
  • Cá tuyết
  • Cá minh thái (Pollack fish)
  • Cá da trơn
  • Cá hương
  • Cá thu Đại Tây Dương
  • Cá bơn
  • Tôm
  • Tôm hùm đất luộc
  • Cá mòi
Lưu ý: Động vật có vỏ có thể gây một số nguy cơ bệnh tật cho cơ thể, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cơ địa của bản thân để quyết định sử dụng hay không.

Những điều cần tránh khi bà bầu ăn hải sản


ba-bau-3-thang-dau-co-nen-an-hai-san-khong-3

Dù hải sản giàu protein và omega – 3 axit, những dưỡng chất có lợi cho thai phụ, những rắc rối vẫn có thể xảy ra.

Chất béo omega 3 axit có trong đồ biển rất có lợi với sức khỏe nói chung và bà bầu nói riêng. Đặc biệt còn giúp cho thai nhi phát triển trí não một cách toàn diện tối đa có thể.


Tránh ăn cá chứa nhiều thủy ngân


ba-bau-3-thang-dau-co-nen-an-hai-san-khong-4

Tuy nhiên, cá chưa được nấu chín kỹ, chưa qua chế biến, gỏi cá là những món ăn mà thai phụ tuyệt đối nên nói “không”.

Bởi lẽ trong những món ăn này còn tiềm ẩn rất nhiều loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe (vi khuẩn salmonella, sán, giun…).

Đặc biệt, do hàm lượng thủy ngân có thể có ở ao, hồ, sông, suối và biển, khi thủy ngân được tích tụ trong nước sẽ biến đổi thành methylmercury – một độc tố có thể ngấm vào cơ thể cá hoặc các loại sinh vật dưới nước, khiến cá ăn và hấp thụ vào cơ thể.

Chất hóa học Methylmercury rất nguy hiểm với thai nhi, trẻ nhỏ có thể phá hủy quá trình phát triển của hệ thần kinh, gây nên dị tật bẩm sinh.

Vậy thai phụ khi ăn đồ hải sản cần lựa chọn kỹ càng. Cần tránh ăn các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu (loại lớn), cá kình…

Tuyệt đối tránh ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao: cá mập, cá kình, cá thu (loại lớn) vv...


Mỗi tuần nên ăn 340 gr hải sản


ba-bau-3-thang-dau-co-nen-an-hai-san-khong-5

Một nghiên cứu được tiến hành năm 2002 bởi các chuyên gia sản khoa người Anh cho thấy, phụ nữ ăn cá đều đặn thường xuyên trong giai đoạn đầu mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non và sinh trẻ thiếu cân.

Minh chứng từ một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng ăn cá thường xuyên trong thời điểm mang thai cũng là cách kích thích trí thông minh và chỉ số IQ của bé về sau.

Viện Nghiên cứu Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340gr hải sản mỗi tuần, đặc biệt ưu tiên món cá. Ngoài cá, bạn cũng có thể ăn bổ sung các loại đồ ăn hải sản khác như tôm, cua.

Trang chủ : Blog Bà Bầu

Bà bầu có nên ăn su su không?

su-su-doi-voi-suc-khoe-cua-ba-bau

1. Tác dụng của su su đối với sức khỏe của bà bầu

- Tốt cho tim mạch: trong su su chứa nhiều Folate, Vitamin B sẽ có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành Homocystein – loại Axit Amin chứa Sulfur (nếu loại Axit này chứa nhiều trong máu sẽ gây ra các bệnh về tim mạch và đột quỵ).

- Ngừa ung thư: Vitamin C có trong su su được biết đến là chất chống lại sự oxy hóa mạnh, nhằm bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây nên. Chất chống oxy hóa có trong su su có khả năng làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

su-su-doi-voi-suc-khoe-cua-ba-bau-1

- Cung cấp năng lượng: nếu ăn sáng với su su bạn sẽ được cung cấp đủ năng lượng cho cả ngày. Bởi lượng Mangan có trong thực phẩm này sẽ giúp cơ thể chuyển hóa Protein và chất béo thành năng lượng.

- Ngừa táo bón: su su giàu chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa của bà bầu làm việc tốt hơn, từ đó phòng táo bón hiệu quả.

- Tốt cho tuyến giáp: chất đồng (khoáng chất liên kết các chuyển hóa trong tuyến giáp, cụ thể là sản xuất và hấp thụ các Horrmone) có trong su su cực kỳ tốt cho tuyến giáp.

su-su-doi-voi-suc-khoe-cua-ba-bau-2

- Ngừa mụn: đây là loại quả cung cấp chất Kẽm (khoáng chất có tác dụng kiểm soát lượng dầu sinh ra trên da mặt). Nhờ đó nó có thể ngăn ngừa tình trạng mụn cho bà bầu hiệu quả.

- Chống loãng xương: Vitamin K có trong su su có thể giúp phụ nữ, đặc biệt là đối với những người trong độ tuổi mãn kinh có thể phòng ngừa được chứng bệnh loãng xương.
Ngoài ra, su su còn có thể làm giảm huyết áp, tốt cho trí não và ngăn ngừa chuột rút ở chân bởi nó chứa Kali, Vitamin B6 và Magie, rất tốt cho phụ nữ đang mang thai.

2. Bà bầu có thể ăn su su được không?

Với những dưỡng chất đi kèm kêu trên thì su su vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe do đó bà bầu có thể ăn su su trong suốt quá trình mang thai. Su su giúp mẹ bầu giữ huyết áp luôn ổn định, chống loãng xương. Ngoài ra còn ngăn ngừa được táo bón, thành phần Vitamin B6 rất tốt trong việc phát triển trí não của trẻ sơ sinh. Trong su su chứa Magiê, khoáng chất rất cần thiết đối với bà bầu vì nó ngăn ngừa tình trạng chuột rút- nguy cơ gây xảy thai ở các bà bầu.

su-su-doi-voi-suc-khoe-cua-ba-bau-3

Lưu ý, mặc dù su su có lợi nhưng nếu ăn quá nhiều hoặc ăn liên tục sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên kết hợp nhiều thực phẩm với nhau để làm đa dạng các bữa ăn đồng thời cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi.

Vừa rồi là lời giải đáp của chúng tôi với câu hỏi “Bà bầu có nên ăn su su không?”. Hy vọng với thông tin bổ ích trên, các chị em có thể biết thêm thông tin và điều chỉnh thực đơn của mình sao cho phù hợp trong suốt thời gian mang thai.

Trang chủ : Blog Bà Bầu

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

5 sai lầm tai hại khi uống nước mía bà bầu cần tránh tuyệt đối

Mẹ bầu uống nước mía vừa tăng cường dinh dưỡng cho thai nhi, vừa giúp giảm thiểu tình trạng nghén, tăng cường sức đề kháng và phòng chống táo bón hiệu quả, dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ cần tránh 5 sai lầm dưới đây tuyệt đối.

ba-bau-uong-nuoc-mia

Tuy nhiên, mẹ bầu uống nước mía, nên tránh 5 sai lầm sau đây :


1/ Không uống nước mía để lâu


ba-bau-uong-nuoc-mia-1

Tuy nước mía rất tốt và nhiều dưỡng chất nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ trở thành môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Mẹ bầu không nên uống nước mía để lâu vì có thể gây nhiễm trùng, nhiễm độc. Hãy uống mía vừa ép và chưa bảo quản trong tủ lạnh.

2/ Không uống khi đang dùng thuốc


Nếu mẹ bầu đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, thuốc chống đông máu thì không nên uống nước mía, vì thuốc sẽ cản trở tác dụng của policosanol có trong nước mía, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

3/ Không uống khi mẹ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ


ba-bau-uong-nuoc-mia-2

Nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì, mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường không nên uống nước mía.

4/ Không uống quá nhiều


Tuy mía tốt nhưng mẹ bầu cũng không nên uống quá nhiều mà cần bổ sung thêm đa dạng thực phẩm từ các nguồn khác. Nếu mẹ uống quá nhiều nước mía sẽ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ vì thành phần chính của mía là đường.

5/ Không uống mía lạnh


ba-bau-uong-nuoc-mia-3

Mẹ bầu nên uống mía tươi, không uống mía đã bảo quản trong tủ lạnh hay ép mía rồi cho vào tủ lạnh trước khi uống.

Trang chủ : Blog Bà Bầu

TOP THỰC ĐƠN BỔ DƯỠNG DÀNH CHO MẸ SAU SINH

Sau khi sinh, mẹ phải cần nhiều dưỡng chất để cơ thể phục hồi cơ thể do bị mất nhiều máu và sức lực cho cuộc sinh nở. Hơn nữa, em bé cũng cần dinh dưỡng để lớn lên từ nguồn thức ăn duy nhất mỗi ngày, đó là sữa mẹ! Hãy tham khảo thực đơn phong phú dưới đây để mỗi ngày mẹ đều được ăn ngon miệng mà không phải "vắt óc" suy nghĩ xem làm cách nào cải thiện những bữa ăn "đơn điệu" - bữa ăn chỉ có rau ngót và thịt nạc rang khô - nhé!

Không phải mẹ nào cũng có bà ngoại hay người thân chăm chút cho từng món ăn, ly nước sau khi sinh nở. Nhưng mẹ hoàn toàn có thể tự chuẩn bị/nhờ ông xã nấu cho những món vừa ngon, dễ ăn mà nhiều dinh dưỡng theo thực đơn này.

1. Gà tần thuốc bắc


suc-khoe-cho-me-sau-sinh

Đây là món ăn bổ dưỡng giúp phục hồi sức khỏe cho mẹ sau sinh rất tốt. Hơn nữa, gà hầm vừa mềm, thơm, dễ ăn hơn rất nhiều so với gà rang khô. Cách làm thì đơn giản đến mức các ông bố vụng về nhất cũng nấu được.

2. Cơm gà luộc bỏ da


suc-khoe-cho-me-sau-sinh-1

Món gà luộc bỏ da vừa đỡ ngán ngấy vừa giúp mẹ nạp bớt chất béo tích tụ trong da gà. Tận dụng nước luộc để nấu canh khoai tây và giò rim giúp cơm trắng thêm đậm vị.

3. Cơm bò xào, gà rang, bí đỏ


suc-khoe-cho-me-sau-sinh-2

Thịt bò bổ sung thêm sắt và các dưỡng chất cho sản phụ, gà rang nghệ là món ăn không thể hợp hơn với bà bầu và canh bí đỏ mềm bổ dưỡng.

4. Cơm thịt luộc, canh cải cúc


suc-khoe-cho-me-sau-sinh-3

Bữa cơm đơn giản nhưng đảm bảo ngon miệng và đủ dinh dưỡng cho bà đẻ.

5. Cơm gà luộc, cá kho


suc-khoe-cho-me-sau-sinh-4

Nhiều mẹ thường kiêng ăn cá sau sinh - đó là sai lầm vì cá cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho sản phụ mà không gây béo. Cải cúc và thịt gà là những món rất "lành", mẹ có thể ăn thường xuyên.

6. Tim lợn, nem rán, gà luộc và canh rau củ


suc-khoe-cho-me-sau-sinh-5

Bữa ăn với nhiều món nhưng không quá cầu kì giúp mẹ đổi vị. 

7. Cơm trắng ruốc tôm


suc-khoe-cho-me-sau-sinh-6

Hôm nào không có thời gian hoặc "chống cháy" cho bữa ăn phụ, mẹ có thể ăn cơm trắng cùng ruốc tôm, ruốc cá hồi hay ruốc thịt cũng rất ngon và dễ ăn.

8. Thịt rang cháy cạnh, canh gà


suc-khoe-cho-me-sau-sinh-7

Thịt rang cháy cạnh ăn cùng cơm trắng rất vừa miệng, canh gà rượu gừng rất bổ cho sản phụ và xoài ngọt tráng miệng.

9. Cá hấp


suc-khoe-cho-me-sau-sinh-8

10. Canh trứng gừng đường lợi sữa, đẹp da


suc-khoe-cho-me-sau-sinh-9

Đây là món ăn truyền thống của người Trung Hoa dành cho sản phụ, rất bổ máu và có tác dụng lợi sữa, đẹp da. Cách nấu khá đơn giản: Nấu nước gừng với đường nâu đến sôi thì đập trứng vào khuấy nhẹ. Với mẹ đẻ mổ thì chỉ nên dùng lòng đỏ, bỏ lòng trắng nhé!

Trang chủ : Blog Bà Bầu

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

4 loại hạt tốt cho bà bầu và thai nhi

Nhiều mẹ bầu yêu thích ăn các loại hạt muốn ăn nhưng khi mang thai, lại không biết ăn các loại hạt ấy có gây hại cho đứa con thương yêu của mình hay không. Trong khi đó các chuyên gia đã nghiên cứu trong thành phần đậu phụng có thể gây dị ứng cho trẻ.


cac-loai-hat-tot-cho-ba-bau

" Bạn là một người mẹ yêu con bằng hơn tất cả " Vậy nên bạn cần phải cẩn thận với những thực phẩm bạn không biết có hại đến sức khỏe của thai nhi bạn hay không. Hãy bổ sung thêm kiến thức để giúp ích cho việc làm mẹ của bạn nhé. Hôm nay chúng ta tìm hiểu Các loại hạt tốt cho bà bầu khi mang thai cần nên bổ sung để tăng cường khả năng phát triển của bé.

Cùng blog Bà Bầu cùng tìm hiểu 4 loại hạt tốt cho bà bầu mà bạn nên biết :


1. Hạt óc chó


cac-loai-hat-tot-cho-ba-bau-1

Hạt óc chó là một trong top 4 loại hạt tốt cho mẹ mang thai. Chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho quá trình phát triển của thai nhi, hạt óc chó còn cần thiết bởi khả năng làm liền miệng vết thương và nhiều tác dụng tuyệt vời khác.

Những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi có trong hạt óc chó như omega-3, vitamin E, phốt pho và các loại axit hữu cơ.

Các loại axit hữu cơ có trong hạt óc chó đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát triển đại não của bé cưng trong bụng mẹ.

Chưa kể, mỡ phốt pho trong nhân hạt óc chó này cực kỳ tốt cho tế bào thần kinh cũng như làm vết thương chóng lành và đẩy mạnh quá trình tạo máu.

2. Hạt hạnh nhân


cac-loai-hat-tot-cho-ba-bau-2

Đề cập đến top 4 loại hạt tốt cho mẹ mang thai mà không nhắc đến hạt hạnh nhân là một thiếu sót lớn. Hạt hạnh nhân được xem là thực đơn ăn vặt cung cấp các chất dinh dưỡng tốt hỗ trợ bé yêu trong bụng mẹ phát triển vượt bậc về trí tuệ.

Omega 3 trong hạnh nhân là thành tố chính giúp thai nhi phát triển trí thông minh ngay từ trong bụng mẹ.

Bên cạnh omega 3, axit folic có nhiều trong hạt hạnh nhân giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Trong khi đó, magie có trong loại hạt này giúp hệ thần kinh của bé yêu đủ điều kiện phát triển đồng thời ngăn ngừa được nguy cơ sinh non.

Các chuyên gia còn mách nước mẹ bầu dùng hạt hạnh nhân nếu gặp chứng tiện bí trong suốt thời kỳ bầu bí.

3. Hạt dẻ


cac-loai-hat-tot-cho-ba-bau-3

Sau hạt óc chó và hạt hạnh nhân là loại hạt được nhiều mẹ bầu ưa chuộng tiếp theo, đó là hạt dẻ. Trong loại hạt này có chứa kha khá protein, canxi, sắt, kẽm, lân, chất béo, vitamin đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho thai phụ.

Ăn nhiều hạt dẻ không những giúp lưu thông máu mà còn tăng cường dưỡng chất cho cơ bắp mẹ bầu, ngoài ra hạt dẻ còn giúp bổ thận nữa đấy mẹ ơi.

Muốn khỏe mạnh giảm các triệu chứng mệt mỏi thường gặp trong thai kỳ và có hệ xương chắc khỏe thì đừng quên nhâm nhi hạt dẻ mẹ nhé.

4. Hạt sen


cac-loai-hat-tot-cho-ba-bau-4

Nằm cuối cùng trong top 4 loại hạt tốt cho thai phụ là hạt sen. Canxi, đạm, phốt pho có nhiều trong hạt sen vừa giúp bổ thận, an thần lại giúp mẹ bầu luôn cảm thấy dễ chịu giảm mệt mỏi, stress trong suốt thai kỳ.

Canxi, đạm, phốt pho có nhiều trong hạt sen vừa giúp bổ thận, an thần lại giúp mẹ bầu luôn cảm thấy dễ chịu giảm mệt mỏi, stress trong suốt thai kỳ

Không dừng lại ở công dụng tuyệt vời dành cho mẹ mà hạt sen còn rất có ích cho thai nhi khi các dưỡng chất thiết yếu giúp nhiều cho sự phát triển về hệ thần kinh, trí não của bé yêu.

Trang chủ : Blog Bà Bầu