DMCA.com Protection Status

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Bà bầu ăn rau đắng được không?

Rau đắng được nhiều người ưa chuộng bởi vị đắng đặc trưng của nó. Trong Đông y rau đắng được xem là vị thuốc tự nhiên giúp thanh nhiệt và giải độc rất tốt. Liệu rằng bà bầu ăn rau đắng được không? Để cùng làm rõ vấn đề này mời các bạn theo dõi bài viết ngay sau đây nhé.


ba-bau-an-rau-dang-co-duoc-khong

Công dụng của rau đắng


Giống như nhiều loại rau có vị đắng khác như rau má, khổ qua, atiso…rau đắng chứa nhiều chất xơ và rất nhiều chất dinh dưỡng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa rối loạn mỡ máu, huyết áp, đái tháo đường và phù hợp để bổ sung vào thực đơn ăn kiêng của người muốn giảm cân. Nhiều người yêu thích rau đắng không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn có tác dụng tuyệt vời giúp thanh lọc cơ thể và giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực.


ba-bau-an-rau-dang-co-duoc-khong-1


Rau đắng có thể sử dụng phần lá và thân, dùng để ăn tươi hoặc ăn kèm với các món ăn khác để kích thích bữa ăn thêm ngon miệng. Nếu bạn chưa quen với vị đắng của loại rau này có thể luộc chín, kho với cá hoặc nấu canh để vị đắng của rau được giảm bớt.

Các món ăn từ rau đắng có tác dụng giải nhiệt rất tốt khi thời tiết nóng nực


Rau đắng được phân ra thành 2 loại rau đắng đất và rau đắng biển. Mỗi loại đều có công dụng riêng với sức khỏe và luôn góp phần làm bữa cơm gia đình thêm đậm đà hương vị.


ba-bau-an-rau-dang-co-duoc-khong-2


- Rau đắng biển: Là loại rau chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như alkaloid và saponin có tác động tích cực lên hệ thống tuần hoàn não, chống lại hiện tượng oxy hóa tế bào não và gia tăng sự dẫn truyền xung động thần kinh. Từ đó giúp cải thiện trí nhớ, giảm mệt mỏi và ngăn ngừa mắc các bệnh về thần kinh.

- Rau đắng đất: Hàm lượng vitamin C trong rau đắng đất rất dồi dào giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, trong thành phần của rau đắng đất còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như tanin, esquiterpene, saponin, flavonoid…có tính kháng khuẩn rất tốt giúp chống lại các vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Hơn nữa, hàm lượng chất chống oxy hóa trong loại rau này khá cao giúp loại bỏ các gốc tự do để ngăn ngừa mắc các căn bệnh ung thư nguy hiểm.

Bà bầu ăn rau đắng có được không?


ba-bau-an-rau-dang-co-duoc-khong-3


Mẹ bầu nên cẩn trọng trong việc ăn rau đắng bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất có trong rau đắng có thể gây co bóp tử cung, tăng thời gian đông máu. Bên cạnh đó, các mẹ bầu có vấn đề về tiêu hóa cũng nên nói không với loại rau này để tránh đối diện với tình trạng đi phân lỏng.

Bà bầu ăn nhiều rau đắng có thể kích thích tử cung co bóp, gây sảy thai

Nhiều mẹ bầu có thói quen sử dụng rau đắng để sắc nước uống hoặc sử dụng trong bữa ăn hàng ngày nhằm giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy thói quen này có thể gây buồn nôn, tức bụng và rối loạn tiêu hóa cho mẹ bầu.


ba-bau-an-rau-dang-co-duoc-khong-4


Nhiều chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến cáo phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi sử dụng rau đắng. Bởi chất charatin trong thực phẩm này có thể gây hạ đường huyết. Các mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không nên ăn loại rau này để tránh nguy cơ xuất huyết, co thắt tử cung thậm chí là sảy thai.

Qua bài viết của chúng tôi có lẽ các mẹ đã có câu trả lời cho riêng mình trong việc sử dụng rau đắng. Hãy luôn đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé. Chúc bạn có một thai kỳ mạnh bên gia đình và bé cưng!

Trang chủ : Blog Bà Bầu

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Bà bầu ăn lá lốt được không các mẹ ơi?

Lá lốt là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có thể tạo thành những món ăn hấp dẫn. Nhiều người khuyên bà bầu nên ăn lá lốt để cải thiện tiêu hóa. Tuy nhiên có một số quan niệm cho rằng bà bầu sử dụng lá lốt trong thai kỳ dễ mất sữa. Vậy, sự thật bà bầu ăn lá lốt có được không? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé.

ba-bau-an-la-lot-co-duoc-khong

Giá trị dinh dưỡng từ lá lốt


Lá lốt là loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình. Chúng ta có thể ăn sống lá lốt, nấu canh hoặc chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn để thưởng thức. Hơn nữa, lá lốt còn là một loại thảo dược tự nhiên có tác dụng giải độc, chống viêm. Nhiều nghiên cứu còn cho biết chất flavonoid trong loại rau này có tác dụng tuyệt vời giúp làm dịu các cơn đau do viêm khớp gây ra.


ba-bau-an-la-lot-co-duoc-khong-1


Ăn lá lốt thường xuyên rất tốt cho sức khỏe vì nó giúp ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, mỡ máu cao, viêm khớp… Lá lốt cũng là thưc phẩm vàng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng. Chiết xuất trong lá lốt được chứng minh rằng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các khối u hiệu quả.

Bà bầu ăn lá lốt được không?


Nhiều người quan niệm rằng bà bầu ăn lá lốt trong thời gian mang thai dễ dẫn đến nguy cơ mất sữa. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được điều này mà chỉ là lời phỏng đoán. Hơn nữa, bản thân lá lốt là một vị thuốc quý giúp cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể thì không thể làm mất sữa như lời đồn đoán của nhiều người.


ba-bau-an-la-lot-co-duoc-khong-1


Ăn lá lốt thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ đó ngăn ngừa các căn bệnh về xương khớp, nhiễm khuẩn cảm lạnh, chảy máu chân răng, đái tháo đường…Theo quan niệm dân gian mẹ bầu ăn lá lốt có thể cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa để táo bón không còn là cơn ác mộng trong thai kỳ.

Mẹ bầu ăn lá lốt trong thời gian mang thai không những không ảnh hưởng đến việc tạo sữa, mà ngược lại nó còn giúp kích thích tuyến sữa hoạt động nên mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này nhé.

Mẹ bầu hãy ăn lá lốt với số lượng vừa đủ để đảm bảo sức khỏe nhé


Tuy lá lốt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng các mẹ bầu nên sử dụng tiết chế. Bởi bất kỳ một thực phẩm nào khi sử dụng quá nhiều đều gây nên những tác dụng phụ kể cả lá lốt. Hơn nữa, lá lốt là loại rau mang tính hàn nên lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ bầu, thậm chí là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Mỗi tuần mẹ bầu có thể ăn từ 1 đến 2 bữa lá lốt chứ đừng ăn nhiều hơn để luôn duy trì một cơ thể khỏe mạnh

ba-bau-an-la-lot-co-duoc-khong-4


Với những chia sẻ trên có lẽ đã giúp các bạn giải đáp được những băn khoăn trong lòng rồi phải không? Lá lốt là thực phẩm tốt mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhưng hãy ăn với số lượng vừa đủ để đảm bảo sức khỏe. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh để đảm bảo lượng sữa cho bé yêu nhé!

Trang chủ : Bà bầu 

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đồ ăn cay là món khoái khẩu của nhiều người và giúp gia tăng hương vị cho bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không là vấn đề không phải ai cũng biết rõ. Chúng ta cùng tìm lời giải đáp thông qua bài viết ngay sau đây nhé.

Đồ ăn cay ảnh hưởng đến mẹ bầu như thế nào?


Nhiều người quan niệm rằng phụ nữ mang thai không nên ăn cay bởi nhiệt độ cơ thể của họ đã nóng, việc ăn cay lại càng tiếp thêm lửa khiến thân nhiệt cơ thể tăng lên, thậm chí còn làm co dạ dày của mẹ bầu. Tuy chưa có bằng chứng cụ thể về vấn đề này nhưng nguy cơ tiềm ẩn vẫn có thể tồn tại. Thế nên, mẹ bầu cần cân nhắc kĩ mỗi lần ăn cay để đảm bảo sức khỏe nhé.


Ăn cay trong thai kỳ con có thể khiến mẹ bầu gặp hiện tượng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày. Thế nên, các mẹ cũng cần hạn chế ăn thực phẩm cay và nên thực hiện một chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?


Theo quan niệm dân gian việc ăn cay trong thai kỳ có thể khiến con sinh ra bị rôm sảy, nóng trong người hay quấy khóc, khó ngủ và gây dị ứng cho trẻ sau này. Nhưng may mắn thay đồ ăn cay không ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi thực phẩm cay là một trong số những món ăn bé có thể nếm được khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể khiến thai nhi không thoải mái nếu bạn gặp trường hợp ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày khi mang thai.


Khi ở trong bụng mẹ nếu bé được nếm thử nhiều vị khác nhau thì khi ra đời bé sẽ ít kén ăn hơn. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh trẻ được nếm thử nhiều hương vị sẽ kích thích vị giác giúp bé ăn ngon miệng hơn. Nếu bé được thưởng thức vị cay ngay khi còn trong bụng mẹ cũng là một điều tốt để bé ăn uống hiệu quả hơn sau khi sinh ra. Nếu muốn bé ăn uống tốt hơn bạn có thể bổ sung thêm nhiều vị khác nhau, các loại thực phẩm dễ dịch chuyển qua dịch ối hoặc sữa mẹ như cà rốt, bach hà, tỏi, hoa hồi, vani đều là những sự lựa chọn rất tuyệt vời.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên hạn chế việc sử dụng đồ ăn cay để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Đối với ớt khô, ớt bột..các mẹ nên kiểm tra thật kĩ trước khi ăn, bởi các gia vị cay được chế biến sẵn này có thể sẽ tẩm hóa chất hoặc không đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến gây ảnh hưởng không tốt cho bà bầu.


Qua bài viết của chúng tôi chắc hẳn các bạn đã tìm thấy câu trả lời chính xác cho mình rồi phải không? Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi các mẹ nên cân nhắc kĩ khi sử dụng loại gia vị này trong bữa ăn và nên sử dụng ở mức độ vừa phải. Nếu cần bạn nên nghe sự tư vấn của bác sĩ để có sự lựa chọn tốt nhất nhé.

Trang chủ : Blog Bà Bầu

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo tuổi thai

Nhiều chuyên gia cho rằng thức ăn của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Hay nói đúng hơn, những bà mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt thì bào thai sẽ khỏe mạnh, cứng cáp. Vậy làm cách nào để có được chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tốt nhất? Hãy tham khảo chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo tuổi thai được chia sẻ trong bài sau nhé.


dinh-duong-cho-nha-bau

Bốn tuần đầu của thai kỳ

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, tế bào lớp trong của phôi sẽ dần dần phát triển thành em bé. Đồng thời tế bào lớp ngoài sẽ phát triển thành nhau thai. Như chúng ta đã biết, nhau thai được xem là đường truyền dinh dưỡng giữa mẹ và bé. Chính vì vậy, trong giai đoạn này người mẹ cần nhất là thực phẩm tươi và tránh thực phẩm đóng hộp. Bên cạnh đó, thời kỳ này cần phải tránh xa các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như rượu, thuốc lá, cà phê,... vì độc tố trong chúng sẽ truyền qua nhau thai và ảnh hưởng không tốt đến bào thai.


dinh-duong-cho-nha-bau-1

Nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều Axit folic. Có rất nhiều sự phân chi tế bào của phôi thai cũng như ống thần kinh của bé trong 28 ngày đầu tiên. Axit folic có khả năng làm giảm thiểu nguy cơ nứt đốt sống, các loại di tật bẩm sinh, sẩy thai, sinh non,... Theo đó, bạn nên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều axit folic như bánh mì, súp lơ xanh, ngũ cốc, đậu lăng, đậu đen, các loại hạt (vừng, đậu phộng), thịt gà, thịt vịt, thịt gò, cam (bưởi),...

Từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 12

Đến tháng thứ hai bạn sẽ có nhiều triệu chứng như nghén, thèm một số loại thức ăn khác nhau. Đặc biệt, bạn nên tin tưởng bản năng của mìn trong trường hợp này. Đôi khi bạn chỉ thèm ăn những chất mà bào thai đang cần như thèm thịt bò (có thể cơ thể cần chất sắt), thèm sữa (cần canxin),... Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung thêm kẽm và vitamin B6 (có trong trà gừng, các loại hạt,....) để giảm bớt sự ảnh hưởng của ốm triệu chứng ốm nghén.


dinh-duong-cho-nha-bau-2

Cảm giác kiệt sức là điều không có gì đáng ngạc nhiên trong giai đoạn này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm bớt sự mệt mỏi bằng việc đổi các món ăn được chế biến từ các loại sản phẩm tinh chế như gạo, bánh mì trắng, mì ống sang thực phẩm nguyên cám như gạo nguyên cám để cân bằng đường huyết. Những loại thực phẩm nguyên cám có nhiều chất sơ và giữ nguyên được lượng vitamin B (dưỡng chất không bị mất đi dù đã trãi qua quá trình sơ chế, xay xát, đánh bóng). 

Cần phải tránh ăn những loại thực phẩm ngọt và thức uống chứa caffeine. Nêu chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn mỗi 4 tiếng 1 lần. Bên cạnh đó, hãy cố gắng uống thêm nhiều chất lỏng như nước lọc, nước rau ép,... và tranh thủ ngủ trưa bất kỳ lúc nào có thể.

Từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 16

Nếu như trong 12 tuần đầu cơ thể tập trung phát triển những cơ quan, xương, mô, và tế bào thì vào ba tháng tiếp theo chính là thời gian phát triển của bé. Lúc này, bạn cần khoảng 300 calo một ngày để bổ sung dưỡng chất. Lượng calo này tương đương với một mẫu bánh mì nguyên cám, 1 ly sữa và một quả táo. Theo đó, bạn sẽ tăng cân trung bình khoảng 500g mỗi tuần.


dinh-duong-cho-nha-bau-3

Trong suốt thai kỳ, đôi khi bạn sẽ bị táo bón vì các kích thích tố làm chậm chuyển động của thức ăn trong ruột để cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn từ thực phẩm. Mặt khác, bé sẽ bắt đầu tạo áp lực lên ruột của bạn khi phát triển trong thời gian này. Do đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày kết hợp với tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội,... Trường hợp tình trạng táo bón không được cải thiện thì hãy ngậm một thêm một ít hạt lanh được ngâm trong nước qua đêm. Uống nước đó mỗi buổi sáng để giảm bớt khó chịu .

Tuần thứ 17 đến tuần thứ 24

Đây là giai đoạn phát triển giác quan của bé (thính giác hình thành và phát triển từ tuần 16 đến tuần 24) và mắt bé sẽ bắt đầu hét mở vào cuối giai đoạn này. Vì thế, mẹ bầu cần được bổ sung nhiều vitamin A để hỗ trợ cho bé phát triển thính giác và thị giác tốt hơn. Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A được gọi là betacarotene như cà rốt, ớt vàng,...được xem là an toàn và phù hợp nhất cho mẹ bầu.

Tuần thứ 25 đến tuần thứ 28

Đến tuần thứ 25 là tử cung của mẹ bắt đầu dãn nở để gia tăng diện tích không gian nên lúc này cơ quan tiêu hóa đặc biệt là dạ dày bắt đầu bị chèn ép. Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị ợ nóng trong giai đoạn này.

Hầu như các loại thực phẩm đều được tiêu hóa bởi axit dạ dày rồi mới di chuyển xuống ruột. Tuy nhiên, do áp lục của bào thai nên dịch axit đôi khi sẽ di chuyển ngược lên thực quản, tạo ra cảm giác khó chịu trong lồng ngực. Để tình trạng này không nặng thêm, mẹ bầu cần phải chia nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên hơn. Tuy nhiên, cần phải tránh thức ăn có vị cay và béo, những loại đồ uống có ga, cồn.

Hãy cố ăn bữa tổi trước khi ngủ ít nhất ba tiếng đồng hồ, chú ý nhai thật chậm và kỹ. Nên kê đầu cao hơn khi ngủ để tránh những chất tiêu hóa có trong dạ dày di chuyển ngược lên thực quản.

Tuần hứ 29 đến tuần thứ 34

Khi thai càng lớn, mẹ bầu cần càng nhiều dưỡng chất hơn cho bé, từ canxi cho xương, răng, các axit béo cho sự phát triển não bộ của bé cho đến chất sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu sau khi sinh cho bé.


dinh-duong-cho-nha-bau-4

Thời gian này, người mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng tốt, nếu không sẽ cảm thấy kiệt sức vì dưỡng chất trong cơ thể đã chuyển hết cho bé. Mẹ bầu nên bổ sung những loại thực phẩm như dầu cá, thịt nạc đỏ, đậu, các loại thịt, rau lá xanh và sữa chua.

Kích thước em bé trong bụng cũng sẽ tăng gấp đôi nên cần nhiều calo từ mẹ hơn. Cho nên, cần phải ăn thêm khoảng 300 calo mỗi ngày và duy trì trọng lượng ổn định cho người mẹ, tránh tăng cân quá nhiều. Giai đoạn này các tế bào mỡ dần được hình thành, nếu hấp thụ được quá nhiều chất béo dư thừa, em bé sẽ gặp phải nhiều vân đề vế sức khỏe sau này. Đặc biệt, nên tránh xa các loại chất béo có trong bánh kem và bánh quy. Ghi nhớ một điều rằng đường luôn sẽ chuyển hóa thành chất béo khi được cơ thể hấp thụ. Tốt nhất, mẹ bầu nên chọn các loại trái cây tươi, các loại hạt và ngũ cốc trong giai đoạn này.

Tuần thứ 35 đến tuần thứ 40

Người ta thường so sánh quá trình sinh nở như một cuộc chạy marathon về mặt tiêu hao năng lượng. Các mẹ bầu cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng trong 2 tuần trước ngày dự sinh, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Hãy bổ sung thêm nguồn carbohydrates, gạo nguyên cám, rau củ và bánh mí nguyên cám để bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Cuối thai kỳ, bé sẽ nặng khoảng 3kg, nhưng người mẹ đã tăng khoảng 14kg. Nhưng cũng đừng quá lo lắng vì số cân quá khổ vì hầu hết phần trọng lượng trong đó đều là chất lỏng, máu và nhau thai. Lượng chất béo dư thừa trong cơ thể lúc này đều là dự trữ cần thiết dành cho em bé sau khi sinh vì bé cần bú sữa mẹ.

Mang thai là một việc thiêng liêng và khó khăn phải không nào? Tuy nhiên, nếu biết cách thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bà bầu phù hợp thì bạn sẽ có được một cơ thể khỏe mạnh và một bào thai cứng cáp. Hãy áp dụng ngay chế độ dinh dưỡng trong bài để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và cho em bé trong suốt thai kỳ nhé.

Vì sao cần phải bổ sung canxi cho bà bầu?

Bổ sung canxi cho bà bầu rất quan trọng và phải thực hiện trong suốt thai kỳ. Canxi là dưỡng chất thiết yếu và thường xuyên bị thiếu hụt nếu không được cung cấp đủ.

Vì sao cần bổ sung canxi cho bà bầu?


Trong giai đoạn mang bầu, thai nhi sẽ phát triển nhiều cơ, xương. Chính vì vậy, mẹ bầu cầu bổ sung canxi đầy đủ để bé phát triển hệ xương toàn diện. Đặc biệt, các bà bầu nên lưu ý trong 3 tháng cuối mang thai vì giai đoạn này trẻ cần nhiều canxi nhất.

canxi-cho-ba-bau

Khi không có đủ lượng canxi, bé sẽ hấp thụ canxi từ mẹ khiến cho người mẹ có thể gặp vấn đề về xương sau này. Vì vậy, ngay từ bây giờ, các mẹ hãy hình thành thói quen bổ sung canxi ngay nhé.

Có rất nhiều lựa chọn để bổ sung canxi cho bà bầu, nhưng điều cần thiết nhất là bạn cần phải có thói quen bổ sung canxi

Bổ sung canxi tránh loãng xương ở phụ nữ mang thai


Nếu như không bổ sung canxi, mẹ bầu có thể mắc bệnh loãng xương trong và sau khi mang thai. Đối với người bị loãng xương, xương sẽ bị xốp, kết cấu yếu ớt và dễ dàng bị rạn nứt, gãy xương. Việc bổ sung canxi cho bà bầu có tác dụng phòng ngừa căn bệnh loãng xương.

Bổ sung canxi cho bà bầu ở tuổi vị thành niên


canxi-cho-ba-bau1

Đối với những bà bầu đang trong độ tuổi vị thành niên nhu cầu về canxi rất lớn. Đây là giai đoạn phát triển xương toàn diện cho cả người mẹ lẫn thai nhi. Khác với giai đoạn trưởng thành, người mẹ tuổi vị thành niên đang trong giai đoạn hoàn thiện cấu trúc xương. Với việc san sẻ canxi với em bé trong bụng người mẹ có thể không thể tối ưu hóa lượng xương. Điều này dẫn đến việc người mẹ bị mắc bệnh loãng xương sau này.
Tuổi vị thành niên cần rất nhiều canxi, các mẹ bầu nên lưu ý nhé

Tầm quan trọng của canxi với bà bầu tuổi vị thành niên là rất lớn. Chính vì vậy, mẹ bầu vị thành niên nên chú ý bổ sung đủ lượng canxi cho mình và bé trong suốt thời kỳ mang thai. Lưu ý, mẹ bầu cũng cần bổ sung canxi sau khi mang thai xong và đang cho con bú. Lượng canxi từ sữa mẹ có thể truyền sang cho bé nên bạn hãy chú ý bổ sung thêm canxi nhé.

Mang thai giúp tăng hiệu quả bổ sung canxi


canxi-cho-ba-bau-2

Việc mang thai cũng có nhiều lợi ích trong việc bảo vệ hàm lượng canxi trong cơ thể như:
  • Tăng hiệu quả hấp thụ canxi

Phụ nữ khi mang thai có khả năng hấp thụ canxi cao hơn nhiều so với người bình thường. Đặc biệt là trong giai đoạn nửa sau của thời kỳ mang thai khi trẻ cần lượng canxi nhiều nhất. Hãy cho các mẹ bầu ăn thật nhiều đồ ăn chưa canxi để mẹ khỏe, bé phát triển tốt.
  • Khả năng tự phục hồi của cơ thể

Nếu mẹ bầu thiếu hụt xương, quá trình mang thai sẽ giúp cơ thể tự hồi phục một cách tự nhiên chỉ trong vài tháng sau sinh (hoặc tự phục hồi sau vài tháng nhưng cho con bú).
  • Sự gia tăng tiết tố estrogen

Trong quá trình mang thai, người mẹ thường sản sinh ra nhiều tiết tố estrogen. Nội tiết tố estrogen giúp bảo vệ xương khớp cho người mẹ khá hiệu quả.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho rằng người mẹ khi mang thai thường có xương chắc khỏe. Trong nhiều trường hợp mẹ bầu có thể phòng tránh được nguy cơ gãy xương, rạn xương.

Các mẹ bầu cần lưu ý việc bổ sung đầy đủ canxi, sắt và axit folic trong suốt thai kỳ. Hãy thực hiện một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, lành mạnh để thai nhi phát triển tốt. Mẹ bầu có thể tìm một số nguồn canxi tự nhiên từ trứng gà, sữa, hải sản, đậu nành,… Ngoài ra, sử dụng viên canxi theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sự phát triển của bé nhé.

Trên đây là những tác dụng mà canxi mang đến cho mẹ bầu. Các mẹ hãy lưu ý bổ sung canxi đầy đủ để em bé phát triển tốt nhất nhé. Chúc mẹ bầu và bé thật khỏe mạnh.

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

Bà bầu ăn canh rau má được không nhỉ?

Rau má được xem là loại rau giải khát vào mùa hè rất có lợi cho sức khỏe. Món canh rau má được các mẹ bầu rất ưa chuộng vì tính ngọt mát và mùi vị hấp dẫn. Tuy nhiên, các cụ thường khuyên bà bầu không nên sử dụng rau má trong thời gian mang thai. Vậy, bà bầu ăn canh rau má có được không nhỉ? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thực hư vấn đề này xem như thế nào nhé.

ba-bau-an-ray-ma-co-duoc-khong

Ăn canh rau má mang lại lợi ích gì cho phụ nữ mang thai


Nhiều bà bầu thường gặp khó khăn trong việc đi tiểu trong thời gian mang thai. Thế nên, ăn canh rau má là giải pháp tuyệt vời để tránh táo bón và giúp lợi tiểu khi mang thai. Đặc biệt, món canh rau má dùng để giải nhiệt vào mùa hè rất tốt có tác dụng hạ sốt, trị mụn, hỗ trợ quá trình lưu thông máu thông suốt đặc biệt là các vùng tĩnh mạch và mao mạch.

ba-bau-an-ray-ma-co-duoc-khong-1

Khi mang thai cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi, lượng hormone tiết ra nhiều hơn để bảo vệ cơ thể của thai nhi. Các hormone này cũng là thủ phạm khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại gây nên tình trạng táo bón, nếu để lâu ngày dễ hình thành bệnh trĩ. Thế nên, ăn canh rau má sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiếu những cơn đau trong mỗi lần đi vệ sinh do bệnh tình gây ra.

Trong thời gian mang thai các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu không nên sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Không may nếu mẹ bầu bị sốt trong thời gian này thì ăn rau má là phương thuốc hữu hiệu nhất để hạ sốt và giải cảm đấy.

Món canh rau má giàu chất chống oxy hóa chống lại sự hình thành những nếp nhăn


ba-bau-an-ray-ma-co-duoc-khong-2


Ăn canh rau má còn giúp mẹ bầu duy trì một làn da đẹp khi mang thai. Bởi món ăn  này rất giàu chất chống oxy hóa giúp chống lại sự hình thành của các nếp nhăn, thúc đẩy sự tái tạo của các tế bào da mới để mang đến cho mẹ bầu một làn da mịn màng. Trở thành một bà bầu xinh đẹp trong thời gian mang thai khiến ai cũng không ngớt lời khen ngợi còn gì tuyệt vời hơn phải không?

Tác hại khi ăn canh rau má


Đối với các mẹ bầu có cơ địa yếu nếu ăn canh rau má quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe. Bởi đây là một loại rau có tính hàn, dễ gây lạnh bụng nếu lạm dụng dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở bà bầu. Hơn nữa, với những chị em đã từng có tiền sử xảy thai hoặc có vấn đề về tiêu hóa thì không nên ăn món canh này nhiều. Các bác sĩ còn khuyến cáo nếu bà bầu tiêu thụ rau má quá nhiều có thể làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu dễ gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.


ba-bau-an-ray-ma-co-duoc-khong-3


Mẹ bầu không nên sử dụng rau má quá nhiều để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé


Tóm lại để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu nên ăn xem món canh rau má như một vệ sĩ bảo vệ sức khỏe khi cần thiết không nên lạm dụng nhiều.  Đặc biệt, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế ăn canh rau má để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu nhé.

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

Thắc mắc: Ăn ổi có tốt cho bà bầu không?

Ổi là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng các bà bầu không nên ăn ổi khi mang thai sẽ bị nóng trong và gây ảnh hưởng đến thai nhi. Liệu rằng ăn ổi có tốt cho bà bầu không? Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ vấn đề này ngay trong bài viết sau nhé.

1. Công dụng của trái ổi đối với bà bầu và thai nhi



Nhiều người quan niệm rằng ăn ổi không tốt cho phụ nữ khi đang mang thai nhưng quan điểm này là sai lầm nhé. Ổi được xem là món tráng miệng lý tưởng cho các bà bầu bởi hàm lượng dinh dưỡng lành mạnh và hàm lượng nước cao. Ăn ổi thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Chúng ta cùng khám phá những công dụng tuyệt vời của loại trái cây này nhé.

Hỗ trợ phát triển hệ thần kinh của thai nhi


Ổi là thực phẩm không chỉ tốt cho mẹ bầu mà còn rât tốt cho sức khỏe của thai nhi. Hàm lượng vitamin B9 và axit folic dồi dào trong quả ổi rất quan trọng cho sự phát triển hện thần kinh của thai nhi. Hơn nữa, quả ổi chứa rất nhiều canxi rất có lợi cho sự phát triển của răng và xương thai nhi.

Kiểm soát và duy trì huyết áp ổn định





Thường xuyên ăn ổi sẽ giúp kiểm soát và duy trì huyết áp ổn định. Trong thời gian mang thai, việc duy trì huyết áp ổn định sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ sảy thai và sinh non.
Ăn ổi thường xuyên là giải pháp tuyệt vời giúp huyết áp ổn định

Giảm nguy cơ thiếu máu


Trong quả ổi có nhiều dưỡng chất để giúp cơ thể tăng nồng độ hemoglobin trong máu. Vậy nên, mẹ bầu ăn hoặc uống nước ép ổi thường xuyên sẽ giúp phòng tránh được căn bệnh thiếu máu.

Hỗ trợ tiêu hóa



Nhiều người cho rằng ăn ổi sẽ khiến mẹ bầu bị táo bón nhưng các nghiên cứu khoa học gần đây nhất đã chứng minh ăn ổi giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và giúp mẹ bầu đánh bay táo bón hiệu quả.

Ngăn ngừa ung thư


Nhiều nghiên cứu đã cho biết phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú nhiều hơn. Thế nên, ăn ổi sẽ giúp bạn cung cấp hàm lượng vitamin C và lycopene để loại bỏ các độc tố gây ung thư ra khỏi cơ thể.

Tăng cường sức đề kháng


Ổi là nguồn cung cấp các dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể như vitamin C, iso – flavanoids, polyphenol, carotenoid và axit ascorbic giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu chống lại các vi trùng, vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ




Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra ăn ổi có thể giúp bà bầu ngăn ngừa được bệnh tiểu đường thai kỳ. Bởi ổi là loại trái cây có tác dụng tuyệt vời trong việc duy trì lượng đường huyết trong máu ổn định giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai.

Tăng cường thị lực


Một trong những công dụng tuyệt vời của quả ổi là cải thiện thị lực rất tốt. Bởi hàm lượng vitamin A trong loại quả này rất dồi dào giúp ngăn ngừa mắc các bệnh về mắt như mù lòa, thoái hóa điểm vàng, thoái hóa võng mạc, quáng gà…

2. Lưu ý giành cho bà bầu khi ăn ổi


Ổi là trái cây mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe các mẹ bầu. Tuy nhiên, đây là thực phẩm mang tính nóng nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng táo bón. Hơn nữa, lạm dụng ổi trong quá trình mang thai có thể khiến bà bầu khó tiêu, dễ bị viêm ruột thừa dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non nếu phải phẩu thuật.

Bà bầu ăn ổi có thể gây hại cho sức khỏe



Ngoài ra, ăn nhiều ổi sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng cao hơn mức bình thường dễ gây ra tình trạng trướng bụng, đầy hơi, hệ tiêu hóa hoạt động kém làm bà bầu thấy khó ở trong người. Thêm nữa, ăn ổi khi chưa gọt vỏ với số lượng lớn sẽ khiến cơ thể dư thừa chất xơ gây nguy cơ bị tiêu chảy.

Tóm lại ổi là trái cây rất giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe các mẹ bầu.Tuy nhiên, mẹ bầu nên sử dụng hợp lý với số lượng vừa phải để luôn duy trì một cơ thể khỏe mạnh nhé. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ!

Trang chủ : Blog bà bầu

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Bà bầu ăn dâu tằm có lợi gì có mẹ và bé?

Các mẹ khi mang thai thường muốn ăn những thực phẩm tốt cho bé yêu trong bụng. Có một loại quả vô cùng tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé mà chắc hẳn rất ít người biết, đó chính là dâu tằm. Để biết được những công dụng khi bà bầu ăn dâu tằm là gì bạn hãy cùng Uni tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Giá trị dinh dưỡng của dâu tằm

Bà bầu ăn dâu tằm có lợi gì có mẹ và bé?
Dâu tằm là loại quả không mấy xa lạ với chúng ta, loại quả này có màu đỏ sậm, mùi thơm nhẹ, vị chua ngọt rất ngon. Giá trị hàm lượng dinh dưỡng trong dâu tằm rất cao, với 84,71%; là nước; đường 9,19% Z (có glucoza, fructoza), 80%  axit (có axit malic, axit sucinic), protit 0,36%, tanin, vitamin C, caroten.

ba-bau-an-dau-tam

Quả dâu tằm thường được ngâm lấy nước uống hoặc ăn trực tiếp không chỉ có tác dụng giúp giải nhiệt hiệu quả mà còn tăng cường khả năng miễn dịch. Với làn da mái tóc thì đây là loại quả chống lão hóa da, chăm sóc mái tóc bóng hỏe. Ngoài ra, dâu tằm còn có khả năng bảo vệ máu và các hệ cơ quan trong cơ thể, làm giảm nguy cơ bệnh tiêu đường...

Công dụng của dâu tằm đối với bà bầu

Bà bầu ăn dâu tằm có lợi gì có mẹ và bé?


1. An thai


Trong thời gian mang thai hệ miễn dịch của bà bầu suy yếu, do đó việc bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C là rất cần thiết. Trong khi đó dâu tằm là loại quả có chứa hàm lượng cao vitamin C, khi bà bầu ăn dâu tằm sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch nên rất tốt.

ba-bau-an-dau-tam-1

Ngoài ra theo Đông y, người ta còn dùng lá dầu tằm để an thai rất tốt. Loại lá này còn được áp dụng trong các bài thuốc khi có khả năng chữa chứng đau bụng, ra huyết khi mang thai, tốt cho người có tiền sử sảy thai nhiều lần. 

2. Trị táo bón trong thai kỳ


Trong 3 tháng đầu khi mang thai, nhiều mẹ bầu thường xuyên bị táo bón vì nóng trong. Lúc này việc bà bầu ăn dầu tằm hoặc có thể dùng lá dâu tằm để trị chứng táo bón hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng một nắm lá dâu tằm rửa sạch, rồi sắc lấy nước và uống hàng ngày. Tác dụng của nước lá dâu tằm sẽ giúp cơ thể các mẹ bầu thanh nhiệt, làm mát cơ thể và hỗ trợ hiệu quả rất tốt.


Tuy nhiên trong một số trường hợp một số bà bầu do cơ địa nên không hợp với dâu tằm. Do đó, cách tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dâu tằm để ăn hoặc uống nhé.

3. Cai sữa


ba-bau-an-dau-tam-2

Thêm một tác dụng tuyệt vời của dâu tằm, nhất là lá dâu tằm chính là công dụng cai sữa cho trẻ. Theo kinh nghiệm của dân gian, uống nước lá dâu tằm hàng ngày sẽ khiến mẹ bị mất sữa. Vì vậy mà các bà mẹ muốn cai sữa cho con có thể sử dụng lá dâu tằm phơi khô, đem đi sao thơm rồi sắc lấy nước uống hàng ngày sẽ tiêu sữa hiệu quả. Ngoài ra, chị em cũng có thể dùng lá dâu tằm tươi đun lấy nước uống cũng hiệu quả.

4. Chữa hậu sản sau sinh


Chứng hậu sản thường gặp ở nhiều chị em sau sinh. Để chữa chứng này, các bà mẹ bỉm sữa có thể dùng bài thuốc sau: long nhãn, quả dâu khô, đảng sâm, mỗi vị lượng bằng nhau 30g sau đó nghiền nát. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 3g với nước đun sôi để nguội.


5. Đẹp da


ba-bau-an-dau-tam-3

Bà bầu ăn dâu tằm hoặc uống nước dâu tằm cũng giúp chị em có được làn da lán mịn trong thời gian mang thai. Bởi dâu tằm vừa có tác dụng thanh nhiệt, vừa chứa một lượng các dưỡng chất rất tốt cho làn da của chị em và cả làn da của bé nữa đấy nhé.

Có thể thấy những công dụng khi bà bầu ăn dâu tăm mang lại nhiều lợi ích mà bất cứ chị em nào đang mang thai cũng không nên bỏ qua. Tuy nhiên, khi ăn hoặc uống dâu tằm mẹ vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo an toàn nhé!

Ăn na có tốt cho bà bầu không chị em ơi?

Na là một loại quả rất giàu dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Quả na còn được nhiều bà bầu yêu thích bởi thịt mềm và  hương vị vô cùng hấp dẫn. Vậy ăn na có tốt cho bà bầu không? Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi để giải đáp thắc mắc này nhé.

Quả na rất quen thuộc trong đời sống của chúng ta và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu

Lợi ích của quả na với phụ nữ mang thai


Quả na là nguồn cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như protein, nước, vitamin, phốt pho, canxi cùng nhiều chất dinh dưỡng quan trong khác rất tốt cho sức khỏe các mẹ bầu.

na-co-tot-cho-ba-bau-khong


Ăn một quả na mỗi ngày sẽ giúp cung cấp 1/5 nhu cầu vitamin C cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh.

Quả na là nguồn cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể


Đặc biệt, na là lọa quả không chứa chất béo bão hòa và cholesterol nên rất tốt cho sức khỏe bà bầu, các mẹ bầu có thể ăn thoải mái mà không lo tăng cân. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng bà bầu ăn na có thể hạn chế chứng ốm nghén trong những tháng đầu của thai kỳ, giảm thiểu các cơn buồn nôn, chóng mặt. Hơn nữa, ăn na còn kích thích tuyến sữa hoạt động, tăng nguồn sữa mẹ cho bé bú sau khi sinh.

Na là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe bà bầu


na-co-tot-cho-ba-bau-khong-1

Các nhà khoa học còn chứng minh rằng ăn na thường xuyên có thể giúp mẹ bầu tránh được nguy cơ sảy thai và làm dịu đi những cơn đau khi chuyển dạ. Phụ nữ mang thai ăn na sẽ giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ hàm lượng vitamin và khoáng chất giúp bé phát triển khỏe mạnh. Thêm nữa, na là nguồn cung cấp chất đồng rất phong phú giúp hạn chế được nguy cơ sinh non.

Những lưu ý khi bà bầu ăn na


Để đảm bảo sức khỏe các mẹ cần phải cân nhắc từ khâu chọn na. Nên chọn những quả na chín vừa, mắt to tròn, cuống nhỏ và vỏ không đen.

Khi ăn na các mẹ cần quan sát kĩ để tránh ăn phải giòi nằm trong các múi của quả na. Na là một loại trái cây không có hại nhưng hạt của nó lại chứa độc, nếu bà bầu cắn vỡ hạt na thì độc tố trong nhân hạt có thể phát huy tác dụng và gây hại cho sức khỏe mẹ bầu. Hơn nữa, với những quả na chín nhừ có nhiều vảy trắng và chảy nước thì mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn để bảo vệ sức khỏe.

Bà bầu nên ăn na với số lượng vừa phải để đảm bảo sức khỏe


na-co-tot-cho-ba-bau-khong-2

Bà bầu nếu ăn na với với số lượng vừa phải, tránh lạm dụng nếu không sẽ gây nóng cho cơ thể, thậm chí có thể gây nổi mụn và táo bón. Đối với người bị bệnh tiểu đường hay phụ nữ mang thai đã có tiền sử tiểu đường thai kỳ thì nên hạn chế ăn loại quả này vì hàm lượng đường trong quả na khá cao.

Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp các mẹ bầu xua tan những lo lắng trong lòng mình. Mặc dù quả na mang nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu, tuy nhiên các mẹ cũng tránh ăn quá nhiều để đảm bảo sức khỏe nhé.